Tên truy cập
Mật khẩu
 
Vui lòng nhập mã đơn hàng Vui lòng nhập số điện thoại hoặc email
menu

Cách chăm sóc và nuôi dưỡng Sam

0cart

Cách chăm sóc và nuôi dưỡng Sam

Thời gian đăng: 06/11/2017 21:16
Mình nhận thấy nhiều người thích chơi Sam nhưng do chưa có kinh nghiệm, cũng như sự đầu tư chăm sóc chưa đầy đủ để nuôi dưỡng Sam được khỏe mạnh, an toàn. Với kinh nghiệm của bản thân, trong suốt quá trình chăm sóc, chữa bệnh cho Sam mình có thể tự tin chia sẻ kinh nghiệm với các bạn, để việc nuôi Sam gặp ít rủi ro hơn với tỉ lệ sống lên đến 95%.
ban-sam-freshwater stingray

Bước 1 - Chọn Sam khỏe
Thông thường Sam non, ngay khi đẻ ra đã đạt được size từ 12cm (nếu bố mẹ càng to, Sam con càng lớn)
Nên khi chọn mua Sam, để an toàn với người chơi nên chọn cá size đủ lớn, phù hợp với Bể:
* Từ 17cm ~ 4 tháng tuổi, hợp với bể có thể tích nước 500lít
* Từ 20cm ~ 6 tháng tuổi, hợp với bể có thể tích nước 1.000 lít

Lưu ý:
  • Việc chọn cá nhỏ hơn so với tiêu chí mình tư vấn vẫn nuôi được. Nhưng với người ít kinh nghiệm hoặc ko cẩn thận sẽ gặp rất nhiều rủi ro.
  • Tiếp đến, khi chọn cá tại cửa hàng các bạn nên chọn các chú Sam có màu sắc tươi sáng, bơi nhiều trong 1 trạng thái tự tin (giống như người mẫu bước chân trên sàn Catwalk).
  • Sau đó, bạn thả mồi để xem cá có chụp mồi và ăn tốt ko. Nếu có thể cho Sam ăn Trạch cắt là tốt nhất (cái này mình sẽ phân tích thêm phía dưới)
ban-sam-nuoc-ngot

Bước 2 - Bắt và thả Sam
Ngay khi bạn chọn được chú Sam như ý, thường cửa hàng sẽ chịu trách nhiệm bắt cá vào túi cho bạn. Nhưng bạn cần lưu ý là nếu bạn chuyển cá đi xa (từ 2h trở lên), cần phải cho Sam ở trong túi có đáy bằng phẳng (thường gọi là túi đáy vuông), để tránh làm cho Sam bị nghẹt thở hoặc dập viền. Thêm nữa, đối với chú Sam to khi vận chuyển cần cắt hoặc bọc Gai lại, để tránh bị đốt hoặc làm rách túi.
Thả Sam là bước tiên quyết cho sự khởi đầu của việc Sam sẽ sống tại nhà bạn ngắn hay dài
Khi cá còn trong túi, bạn đặt toàn bộ vào bể chính để ngâm trong 15p, tiếp đó mở miệng túi dùng gáo hoặc bát nhỏ cho 15% nước ở bể chính vào và bỏ ra lượng tương ứng. Làm chậm rãi, liên tục trong 7 - 10 phút, thả Sam ra 1 cách nhẹ nhàng và tắt bơm trong 1h - 2h hoặc vặn van hút đáy lại trong 1 ngày. Việc ngâm, chao nước và thả vào bể như trên, nhằm để chú Sam được khỏe dần lên và thích nghi được môi trường nước mới (việc này cũng thường được áp dụng cho cá Rồng)

freshwater stingray

Bước 3 - Chăm sóc và nuôi dưỡng Sam
Các chủng loại Sam cảnh nuôi ở VN thường có gốc xuất xứ từ Nam Mỹ, sống tốt trong môi trường nước Lợ với nhiệt độ từ 25 đến 32 độ C và được các trại Sam khai thác, thuần hóa và sinh sản trong môi trường nước ngọt. Tuy nhiên, các trại vẫn thường bổ sung 1 lượng muối nhất định trong quá trình nuôi, chữa bệnh cho cá với tỉ lệ:
* Cá khỏe - 100 gram/ 100 lít
* Cá bệnh - từ 200 gram / 100 lít (tùy vào loại bệnh và thể trạng con cá)
Việc cho muối ko chỉ tốt cho Sam mà còn tốt cho cả các loại cá cảnh khác. Vì vậy, người chơi cần chú ý điều này.
Cho cá cảnh ăn có lẽ là cái "thú vui" lớn nhất trong việc chơi cá, nhưng từ đây cũng chính là việc gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu ko có kinh nghiệm hoặc lười. Sam háu ăn, ăn được nhiều bữa nhỏ trong ngày và thức ăn khá phong phú, như: Trạch cắt khúc, Cá bột, Cá to cắt lát bỏ xương, Tôm bỏ gai nhọn. Tuy nhiên, mình khuyên người chơi nên dùng Trạch cắt khúc, tỉ lệ đường kính con Trạch tương đương với đường kính phần giữa đuôi của Sam. Sam ăn Trạch có lợi thế phát triển nhanh, cá ít bị bệnh, giữ được nước sạch sẽ hơn trong quá trình cho ăn và sau khi đào thải chất. Ở miền Bắc thì việc cho ăn Trạch dễ hơn miền Trung và Nam, nên các bạn ở 2 khu vực trên có thể thay thế bằng các loại thức ăn còn lại.

freshwater

Bước 4 - Sam bệnh và cách chữa
Sam là loại động vật ko có xương, đa số trên cơ thể là sụn và thịt, duy nhất cái gai là chất Sừng và dùng gai đó để tự vệ bằng nọc độc. Vì vậy, trong môi trường nuôi dưỡng của người chơi Sam rất ít khi mắc bệnh, nhưng cũng rất yếu khi bị bệnh. Cái này có thể tạm ví như câu "Thân to nhưng lò xo ngắn"
Ở đây mình chia sẻ 1 số bệnh cơ bản của Sam, thường do lỗi người chơi gây: 
Sốc nước - Thay nước nhiều, thả cá ko đúng quy cách, gây ra việc này, khiến chú cá yếu rất nhanh và bị suy chết. Trạng thái cá tuột nhớt, có thể nặng sẽ kèm theo mắt bị đục hoặc đỏ và đuôi cong lên. 
Bị bệnh đường ruột - Do cho ăn thức ăn hỏng, ko đảm bảo hoặc Trạch sống tươi sống và Tôm để gai nhọn gây ảnh hưởng nội tạng. Trạng thái thường thấy là đuôi và mép quanh người Sam cong lên, nhìn ở phía dưới có thể thấy các phần sưng hoặc tụ huyết ở mồm hoặc hậu môn.
Về cách xử trí, cũng như chữa trị 2 vấn đề trên, chúng ta cần có đầy đủ các dụng cụ, thiết bị sau:
* Khay nhựa có lỗ thoáng, kích thước nên từ: dài 45cm x cao 40cm x rộng 30cm
* Bộ kiểm tra độc tố nước: NH3 or NH4 của hãng uy tín (Sera hoặc JBL) Vì mình đánh giá chất lượng tốt hơn.
* Dung dịch khử độc tố (cái này liên quan đến việc kinh doanh nên cho phép mình giữ bí mật)
* Muối hạt

Bạn cho Sam vào trong khay nhựa, nâng cao lên mặt nước để giảm áp lực. Tiếp đó kiểm tra chất lượng nước xem có độc tố hay ko để xử lý. Sau khoảng 2h bạn cho lượng muối theo tỉ lệ 200gram/ 100 lít nước vào ngăn bể

Môi trường nước nuôi cá Sam cũng rất quan trọng và cần được lưu tâm hơn so với các loại cá khác trong bể.
– Nhiệt độ cho cá Sam từ 26 tới 33 độ C, cá dễ bị bệnh ở nhiệt độ nhỏ hơn 25 độ C và lớn hơn 35 độ C.
– Nồng độ muối trong nước không được vượt quá 3/1000.
– Không sử dụng các loại thuốc, hóa chất chống chỉ định cho Sam.
– Cá Sam rất nhạy cảm với độ PH, quá cao hoặc quá thấp đều gây bệnh cho cá. Vì cá Sam ăn rất nhiều nên lượng chất thải cũng rất lớn, do đó cần thay nước đều đặn để duy trì độ PH ổn định.
– Cá Sam rất kỵ với Clo trong nước máy, do đó cần có bể trữ nước để hạn chế thay nước máy trực tiếp vào bể cá.
Trên đây là một số kinh nghiệm thực tế sương máu từ những người chơi cá cảnh lâu năm và cả một số cửa hàng cá chuyên nghiệp. Khi cá Sam có biểu hiện bất thường, như sình bụng, tuột nhớt các bạn nên liên lạc với các cửa hàng để có được những tư vấn và loại thuốc phù hợp.