Cây Cỏ Đỏ là cây thủy sinh khá phổ biến hiện nay, do đặc tính dễ trồng, sức sống cao và màu sắc khá đẹp vì vậy hầu như chúng có mặt ở khắp cửa hàng thủy sinh trên thế giới.
Đặc điểm Cây Cỏ Đỏ thủy sinh
- Tên khoa học: Echinodorus Tenellus, hay Helanthium tenellum
- Xuất xứ: thiên nhiên
- Vị trí trồng: Tiền cảnh
- Chiều cao: 5- 8 cm
- Chiều rộng: 3- 5cm
- Ánh sáng: trung bình-rất mạnh
- Nhiệt độ: 15-30 °C
- Độ cứng nước: mềm-cứng
- Độ pH: 5-8
- Tốc độ phát triển: nhanh
- Chăm sóc: đơn giản
Có nhiều thông tin nói về xuất sứ của cây cỏ đỏ, tuy nhiên hầu hết cho rằng cây cỏ đỏ xuất xứ từ Châu Mỹ (Brazil). Chúng là loài cây dễ trồng, có thể chịu được ánh sáng cao hoặc thấp, độ cứng của nước và nguồn dinh dưỡng trong hồ cá không ảnh hướng mấy tới sự sống của cây này.
Hình dáng của cây Cỏ Đỏ lùn với những chiếc lá dài và xòe ra, trong một cây sẽ có 1 hoặc vài lá có chỉ gân màu đỏ ở giữa rất đẹp mắt. Do đặc tính lùn xòe vì vậy cây cỏ đỏ rất phù hợp cho việc trải nền thành một đồng cỏ rất đẹp, rất nhiều nghệ nhân thủy sinh dùng cỏ đỏ để tạo cảnh quang trong hồ thủy sinh.
.
Chúng sinh sản khá nhanh, thời gian đầu trồng cây cỏ đỏ vào hồ sẽ thấy phát triển chậm nhưng khi bộ rễ đã phát triển thì trong vòng 1 tháng là có thể full mặt nền của hồ thủy sinh. Cũng giống như các loài cỏ khác, cây cỏ đỏ cũng bắn nhánh con ra và bò khắp hồ thủy sinh. Với sức sống mạnh mẽ của cây cỏ đỏ , bạn có thể dễ dàng trồng chung với cây cắt cắm có cường độ ánh sáng cao hoặc có thể trồng chung với hồ thủy sinh rêu có cường độ ánh sáng thấp. Vì vậy cây cỏ đỏ cũng được coi là cây dành cho các bạn mới tập chơi thủy sinh.
Các lưu ý về cây cỏ đỏ - Echinodorus Tenellus, hay Helanthium tenellum
- Khi trồng cây cỏ đỏ vào hồ thủy sinh thì tách từng cây ra trồng sẽ mau phát triển hơn
- Khi nhổ bỏ bớt cây cỏ đỏ thì hãy lấy kéo cắt những mối nối của cây, không khéo sẽ kéo lên cả 1 dây cỏ đỏ
- Thay nước hồ thủy sinh thường xuyên sẽ tránh tình trạng rêu hại bám lên cây cỏ đỏ.
Chi tiết
Có nhiều tên cho loại cá này, có người gọi Kim Long Quá Bối, Lưỡi xương rồng Mã Lai (Malayan Bony Tongue), Bukit Merah Xanh (Bukit Merah Blue), Đài Bắc Thanh Hoàng Long (Taipie Blue Golden) và Vàng của Mã (Malaysian? Gold). Tất cả đều cùng loạ: KIM LONG QUÁ BỐI. Cá này khi trưởng thành sẽ có màu suốt qua lưng. Lý do có nhiều tên là vì cá này được tìm thấy tại nhiều nơi trên lãnh thổ Malaysia như Perak, Trengganu, Hồ Bukit Merah và Johor.
Vì lý do nguồn cung ứng thấp, và nhu cầu thì quá cao, cho nên loại cá này thuộc dạng đắt nhất, và yếu tố làm cho giá tăng cao hơn là vì ngoài sự hiếm hoi có sẵn, kỹ thuật ép đẻ thành công cũng thấp. hiện nay các trại cá ở Sing và Mã Lai đang ép giống cá này.
Kim Long Quá Bối còn được phân loại xa hơn tuỳ theo màu của vẩy cá, bao gồm: Nền Xanh, Nền Tím, Nền Vàng, Nền Xanh Lục, và nền Bạc. Từ ngữ Nền Xanh và Nền Tím được dùng lẫn lộn tuỳ theo từng trại cá ép vì dải màu xậm trên sống lưng cá khi nhìn ở góc nghiêng thì có màu xanh dương đậm, nhưng khi nhìn ở một góc độ khác thì thành màu tím sậm. NỀN VÀNG là loại có vẩy màu vàng 24K, óng ánh từ viền vảy vào đến tâm vảy. Thay vì tâm vảy màu xanh hoặc màu tím. Cá nền vàng này qúa bối (màu qua lưng) nhanh nhất so với các loại cá khác. Kim Long Quá Bối có một sắc màu toàn vẹn nhất, khi trưởng thành, toàn thân vàng ửng như 1 thỏi vàng 24K bơi lơ lửng trong hồ. Thỉnh thoảng quay vòng nhẹ nhàng và tự tin trong phong thái VUA của các loài Cá Cảnh. Trong khi các loại cá cũng màu vàng khác không có được sắc màu trời cho này. Dĩ nhiên cũng không quên đề cập tới người anh em Nền Xanh Lục và Nền Bạc có tâm vảy màu xanh lục và màu bạc, tuy nhiên ít được ưa chuộng hơn.
Thật khó khăn khi muốn phân biệt cho thật chính xác vì các trại ép cá thường hay ép giống này lai qua giống khác, không còn thuần chủng như ngày xưa. Tuy nhiên ưu điểm là họ đã sản xuất ra những loại cá mới, lạ và sặc sỡ hơn. Điển hình các loại cá mới như Platium White Golden (Bạch Ngọc/Bạch Kim) và Royal Golden Blue (Hoàng Triều Thanh Long) là giống mới được sản xuất gần đây. Hai loại này hiện đang mang bảng giá cao nhất thế giới.